Cô gái Việt Nam được nhạc sĩ nổi tiếng người Pháp nhận nuôi bây giờ ra sao?
Theo ghi nhận, khoảng 14 giờ 45, một số quận trung tâm TP.HCM bắt đầu có mưa rào. Đến khoảng 15 phút sau đó một số quận lân cận như: 10, 5, 6, 8… mưa cũng bắt đầu xuất hiện, từ mưa vừa đến mưa to. Khoảng 15 giờ, các con đường ở khu vực Chợ Lớn như: Lương Nhữ Học, Trần Hưng Đạo, Hải Thượng Lãn Ông, Châu Văn Liêm… đều hứng cơn mưa khá lớn. Cơn mưa bất ngờ này khiến người đi đường phải tấp nhanh vào lề mặc áo mưa. Một số người đi đường không mang áo mưa buộc phải tìm nơi trú. Đến khoảng 15 giờ 45, cơn mưa kết thúc, trời tan mây và có nắng trở lại. Trước đó, vào tối qua (11.2), ở TP.HCM cũng xuất hiện cơn mưa trái mùa trong thời gian dài. Cụ thể vào, khoảng 19 giờ 10 phút, TP.HCM có mưa trái mùa trên địa bàn các quận: Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận và TP.Thủ Đức... Cơn mưa trái mùa khá lớn, nhiều người không kịp trở tay.Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cho biết, lúc 19 giờ 20 phút, qua theo dõi ảnh trên mây vệ tinh, ảnh ra đa thời tiết, định vị sét cho thấy mây giông đang phát triển gây mưa rào kèm theo giông, sét cho khu vực TP.HCM gồm: Tân Bình, Gò Vấp, TP.Thủ Đức, Q.12. Ngoài ra, mưa trái mùa xuất hiện ở Bình Dương, Bình Phước.Đài khí tượng này cũng dự báo từ hôm nay tới 15.2, do vùng áp thấp di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới đầu tiên trong năm ảnh hưởng đến đất liền.Dự báo, vùng áp thấp trên Biển Đông di chuyển chậm, khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và trở thành cơn áp thấp nhiệt đới đầu tiên trong năm 2025. Hôm nay, khu vực giữa Biển Đông và vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận có mưa rào và giông.Ngoài ra, trong 20 năm (2005 - 2025), TP.HCM có 12 năm mưa trong tháng 2, nhưng khả năng đợt mưa trong tháng 2 năm nay sẽ có tổng lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm, vượt năm cao nhất là 72,7 mm (2006).Tay ném cao 2,03 m Nguyễn Huỳnh Phú Vinh tỏa sáng ở giải bóng rổ VBA 2023
Ngày 8.1, UBND tỉnh Kon Tum cho biết đã nhận được văn bản của Bộ Xây dựng về việc triển khai thực hiện giám định nguyên nhân sự cố tại công trình thủy điện Đăk Mi 1.Cụ thể, Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo tạm dừng thi công công trình thủy điện Đăk Mi 1, lưu ý những khu vực, hạng mục công trình xây dựng có nguy cơ mất an toàn để có biện pháp phòng ngừa đảm bảo an toàn công trình xây dựng. Đồng thời, UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo tổ chức bảo vệ hiện trường để phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố. Bộ Xây dựng cũng đề nghị UBND tỉnh Kon Tum thu giữ hồ sơ xây dựng công trình gồm: hồ sơ chuẩn bị đầu tư xây dựng và hợp đồng; hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; hồ sơ quản lý chất lượng và an toàn trong thi công xây dựng công trình; hồ sơ năng lực các chủ thể tham gia xây dựng, để phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố… Cùng với đó, UBND tỉnh Kon Tum cử đại diện lãnh đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc tham gia Tổ điều tra sự cố tại công trình Thủy điện Đăk Mi 1. Trước đó, như Thanh Niên đã đưa tin, khoảng 3 giờ ngày 31.12.2024, tại công trình thủy điện Đăk Mi 1 xảy ra vụ tai nạn lao động khiến các công nhân: Hà Văn Sơn (29 tuổi), Kha Văn Kháy (26 tuổi), Ngân Văn Long (32 tuổi), Lương Văn Hùng (20 tuổi, cùng ở Nghệ An) và A Tuất (34 tuổi, ở Kon Tum) tử vong.Thủy điện Đăk Mi 1 được khởi công từ năm 2009, có công suất 84 MW, lượng điện trung bình 276 triệu KWh/năm. Nguồn nước sử dụng trên sông Đăk Mi, thuộc hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn. Nhà máy xây dựng tuyến đập dâng kết hợp đập tràn có cửa van trên dòng chính sông Vu Gia, tạo thành hồ chứa có dung tích hơn 28 triệu m3.Dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.500 tỉ đồng do Công ty CP Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư. Nhà máy mới thi công hoàn thành khoảng 85% khối lượng. Điều đáng nói, sự cố xảy ra chỉ 4 ngày sau khi dự án được UBND tỉnh Kon Tum ra quyết định cho thuê đất.
Hội fashionista biến đường phố thành sàn diễn với những bộ đồ thể thao tuyệt đẹp
Tại miền Bắc, giá heo hơi tăng 2.000 đồng ở Hà Nam lên mức 71.000 đồng/kg. Nhiều tỉnh thành khác cũng đồng loạt tăng 1.000 đồng; đáng chú ý, Bắc Giang đạt mốc cao nhất khu vực với 72.000 đồng/kg; các địa phương như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thái Bình cùng 71.000 đồng/kg. Riêng Yên Bái tăng 1.000 đồng lên 70.000 đồng/kg. Đây cũng là giá heo hơi của nhiều địa phương khác trong khu vực, trừ Lào Cai với 69.000 đồng/kg.Tại khu vực miền Trung và Tây nguyên, giá heo hơi tăng 2.000 đồng ở Lâm Đồng lên 72.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Nhiều tỉnh thành khác cùng tăng 1.000 đồng, cụ thể: Bình Thuận đạt 72.000 đồng/kg, Nghệ An và Ninh Thuận cùng 70.000 đồng/kg; Khánh Hòa 68.000 đồng/kg. Các tỉnh thành khác trong khu vực có giá heo hơi dao động từ 68.000 - 70.000 đồng/kg.Thị trường miền Nam, giá heo hơi ở Cần Thơ và Trà Vinh cùng tăng 2.000 đồng và đạt mốc 72.000 đồng/kg. Đặc biệt, tại "thủ phủ chăn nuôi" Đồng Nai, giá heo hơi tăng 1.000 đồng lên 73.000 đồng/kg, cao nhất cả nước và cũng là mức cao kỷ lục trong khoảng 3 năm qua. Ngoài ra, mức tăng 1.000 đồng cũng ghi nhận được tại Bình Dương lên 72.000 đồng/kg và Bạc Liêu 70.000 đồng/kg. Giá heo hơi ở khu vực này dao động từ 70.000 - 72.000 đồng/kg, riêng Kiên Giang thấp nhất với 69.000 đồng/kg.Giá heo hơi bình quân cả nước là 70.300 đồng/kg. Công ty C.P Việt Nam cũng tăng giá bán heo hơi ở khu vực miền Nam thêm 1.000 đồng lên 71.000 đồng/kg, bằng với các tỉnh miền Bắc.Tại TP.HCM, thị trường sôi động trở lại sau kỳ nghỉ tết. Một số mặt hàng thịt heo phổ biến như: ba rọi 205.000 đồng/kg, sườn non 210.000 đồng/kg, sườn già 125.000 đồng/kg, nạc vai 128.000 đồng/kg, nạc đùi 135.000 đồng/kg…
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
Đa dạng kiểu phối tạo điểm nhấn với áo sơ mi cùng sao Việt cho mùa thu
Cụm bệnh đầu tiên được phát hiện vào tháng 1 tại làng Boloko, thuộc Khu vực y tế Bolomba. Các cuộc điều tra ban đầu cho thấy nguồn gốc của đợt bùng phát bắt nguồn từ 3 ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Những trẻ này đã xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau đầu, tiêu chảy và mệt mỏi, sau đó tiến triển thành xuất huyết. Theo báo cáo, những đứa trẻ này đã ăn phải xác dơi trước khi xuất hiện các triệu chứng.Cụm bệnh thứ hai được báo cáo vào tháng 2 tại làng Bomate, thuộc Khu vực y tế Basankusu.Theo WHO, dịch bệnh này đang tiến triển nhanh chóng, với số ca bệnh tăng đột biến trong vài ngày, gây ra mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng. Gần một nửa số ca tử vong xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng tại khu vực Basankusu, trong khi tỷ lệ tử vong đặc biệt cao tại khu vực Bolomba. Hiện chưa có mối liên hệ dịch tễ nào được xác định giữa các ca bệnh tại hai khu vực này.WHO cho biết các khả năng như sốt rét, sốt xuất huyết do virus, ngộ độc thực phẩm hoặc nước, sốt thương hàn và viêm màng não đang được xem xét. Tuy nhiên, virus Ebola và Marburg đã được loại trừ dựa trên kết quả xét nghiệm.Vào cuối năm ngoái, tỉnh Kwango ở phía tây nam CHDC Congo cũng từng bị ảnh hưởng bởi một "căn bệnh bí ẩn", sau đó được xác định là sốt rét nặng do suy dinh dưỡng. Theo báo cáo của chính phủ Congo vào tháng 1.2025, đã có 2.774 ca bệnh và 77 ca tử vong được ghi nhận.WHO tiếp tục theo dõi và điều tra nguyên nhân của căn bệnh bí ẩn này để đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời.